GIẢI PHÁP MẠNG VÀ TRUYỀN DẪN CHO TÒA NHÀ
Đối với công trình xây dựng nói chung và các tòa nhà nói riêng, công trình có quy mô lớn hay nhỏ đều được chia ra thành hai phần chính là phần xây dựng và phần cơ điện – M&E (Mechanical and Electrical).
Phần M&E có rất nhiều các hệ thống liên quan đến nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh.
Một trong các hệ thống quan trọng đó, chính là hệ thống Điện nhẹ ELV (Extra Low Voltage System), hệ thống ELV đóng vai trò quyết định chất lượng và hiệu năng của công trình, của tòa nhà. Các thành phần hệ thống điện nhẹ bao gồm:
– Hệ thống mạng nội bộ – LAN
– Hệ thống mạng Internet cấp cho toàn nhà – WAN và Firewall
– Hệ thống Camera giám sát và xử lý hình ảnh thông minh – CCTV
– Hệ thống Wifi phủ sóng internet cho các khu vực
– Hệ thống tổng đài IP – IPPBX
– Hệ thống âm thanh thông báo – PA
– Hệ thống báo khói, báo cháy
– Hệ thống kiểm soát ra vào – Access Control
– Hệ thống quản lý toàn nhà BMS
– …
Công nghệ ngày càng phát triển, giao thức TCP/IP có mặt ở khắp nơi, mọi thiết bị và mọi hệ thống. Khả năng kết nối đa dịch vụ, đa hệ thống và truyền tải dữ liệu về trung tâm một cách liền mạch, đảm bảo được chất lượng, cung cấp đầy đủ các cấp bảo vệ từ thiết bị đến đường truyền dẫn, an toàn và bảo mật thông tin.
Vì vậy giải pháp mạng và truyền dẫn có thể hợp nhất các hệ thống trên một mạng chung nhưng cần phải đảm bảo lựa chọn chính xác các thông số cần thiết, bao gồm:
+ Tốc độ truyền tải hướng downlink và uplink: lựa chọn thiết bị có cổng kết nối tốc độ phù hợp 10/100/1000Mbps cho đường downlink và đường uplink lên đến 10/100Gbps, đảm bảo hệ thống truyền dẫn trục kết nối tất cả hệ thông con và hoạt động tốt trong bất kỳ thời điểm nào.
+ Cung cấp nguồn PoE (Power over Ethernet) cho các thiết bị cần sử dụng nguồn PoE (gồm thiết bị Camera, Wifi, IP Phone, v.v …) tiết kiệm được chi phí vật tư thiết bị phụ trợ và tiết kiệm thời gian thi công:
– Công nghệ PoE ra đời cho phép cấp nguồn điện qua dây cáp mạng RJ45 được nối từ Switch tới các thiết bị cắm dây mạng, trên đường dây cáp mạng ngoài nhiệm vụ cấp tín hiệu còn phải cấp luôn nguồn điện cho các thiết bị hoạt động mà không cần nguồn rời.
– Tùy vào thiết bị mà lựa chọn PoE phù hợp, hiện nay các chuẩn PoE gồm có IEEE 802.3af (max 15.4W), IEEE 802.3at (max 25.5W) và IEEE 802.3bt (Type 3: max 55W; Type 4: max 100W).
– Vì vậy việc lựa chọn đúng chủng loại nguồn PoE và tổng công suất của thiết bị cấp nguồn PoE là vấn đề rất quan trọng trong xây dựng giải pháp.
+ Khả năng bảo vệ đa lớp (bảo vệ thiết bị, bảo về đường truyền, bảo vệ nguồn): nâng cấp chất lượng truyền tải dịch vụ, không bị gián đoạn dịch vụ trong các trường hợp đứt cáp tín hiệu, hư hỏng nguồn điện. Các giao thức bảo vệ thường được sử dụng gồm có:
– Bảo vệ vòng Ring – ERPS (Ethernet Ring Protection Switching): khi đứt cáp 1 hướng, dịch vụ sẽ switch-over sang các hướng còn lại.
– Bảo vệ STP – (Spanning Tree Protocol): hiện tại ít được sử dụng vì đôi lúc gây ảnh hưởng hệ thống.
– Bảo vệ LAG (Link Aggregation): kết hợp nhiều kết nối vật lý tạo thành một kết nối duy nhất, tăng dung lượng và cung cấp dự phòng trong trường hợp một trong các kết nối bị lỗi.
+ Quản lý chất lượng dịch vụ QoS – Quality of Service: cho phép kiểm soát việc truyền dữ liệu dành cho đa dịch vụ kết nối vào cùng thiết bị truyền dẫn , cài đặt mức độ ưu tiên cao hơn cho các dịch vụ voice, video so với data (web, email, file transfer)
+ Khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, nhiễu điện từ, ngoài trời, gần biển, …): phụ thuộc vào môi trường hoạt động của thiết bị truyền dẫn mà lựa chọn loại thiết bị phù hợp, có thể chịu được mọi môi trường khắc nghiệt nhất,…